Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn quyển sách Nghệ Thuật Quản Lý Tài Chính Cá Nhân của tác giả Brian Tracy và Dan Strutzel.
Sách nói Nghệ Thuật Quản Lý Tài Chính Cá Nhân
Sách nói Nghệ Thuật Quản Lý Tài Chính Cá Nhân phần 1
Sách nói Nghệ Thuật Quản Lý Tài Chính Cá Nhân phần 2
Sách nói Nghệ Thuật Quản Lý Tài Chính Cá Nhân phần 3
Giới thiệu về tác giả Brian Tracy và Dan Strutzel
Brian Tracy là một trong những chuyên gia – diễn giả hàng đầu trên thế giới trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến kinh doanh và thành công cá nhân. Đến nay, ông đã tham gia diễn thuyết hơn 5.000 buổi nói chuyện và hội thảo, phục vụ hơn 5 triệu người, và là một huấn luyện viên kinh doanh bậc thầy cho những lãnh đạo hàng đầu trong các ngành công nghiệp mũi nhọn trên khắp thế giới.
Cùng với Brian Tracy, tác giả Dan Strutzel cũng là một người rất giàu kinh nghiệm với hơn 25 năm nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực phát triển con người. Ông đã cho ra đời nhiều chương trình phát thanh được coi là thành công nhất trong lịch sử. Bên cạnh đó, ông còn cộng tác và gắn bó với hầu hết các tác giả và diễn giả hàng đầu về lĩnh vực phát triển cá nhân.
Dan rất phấn khích khi Brian đồng ý cùng ông ngồi xuống và thảo luận về một chủ đề mà Brian cũng quan tâm: Khoa học về tiền bạc - Khoa học về hạnh phúc. Cuộc gặp gỡ trao đổi giữa Dan và Brian thường diễn ra vào cuối tuần. Chính vì thế, cả hai người đều sắp xếp được nhiều thời gian hơn để có thể khám phá chủ đề này một cách sâu sắc và bao quát hơn. Những cuộc trò chuyện có chiều sâu giữa hai người đã được ghi âm và trình bày trong cuốn sách. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ yêu thích và thu thập được nhiều lợi ích từ những cuộc thảo luận sôi nổi của họ.
Giới thiệu sách Nghệ Thuật Quản Lý Tài Chính Cá Nhân
Định nghĩa về tiền bạc
Tiền là thước đo giá trị mà con người gán cho hàng hóa và dịch vụ. Nó là thứ quyết định giá trị của hàng hóa và dịch vụ mà một người sẽ bỏ ra. Vật chất không tự thân có giá trị, giá trị của nó là thứ mà ai đó là thứ mà ai đó sẵn sàng trả để sở hữu nó.
Tiền là kết quả chứ không phải nguyên nhân. Sức lao động hay sự đóng góp của chúng ta cho một sản phẩm hay dịch vụ là nguyên nhân, còn tiền công, mức lương hay thu nhập mà chúng ta nhận được là kết quả.
Chi tiêu thông minh
Vấn đề không phải là ta làm được mà là ta giữ được bao nhiêu – điều này sẽ quyết định tương lai tài chính của chúng ta. Chi tiêu hợp lý thì ta sẽ nhận được lợi tức đầu tư, ta giữ gìn nó, ta tiết kiệm nó. Chi tiêu bất hợp lý thì đồng tiền biến mất mãi mãi, và không bao giờ thu lại được.
Quản lý nợ nần
Cảnh nợ nần sẽ thấy ta thấy mình kém cỏi, lo lắng bất an và tiêu cực. Vậy nên hãy bắt đầu tiết kiệm, dù chỉ 1% mỗi tháng. Có thể sẽ mất đến vài năm nhưng mỗi ngày ta cảm thấy nợ nần ít đi thì gánh nặng cũng dần biến mất theo đó.
Kiến tạo nguồn thu nhập
Cách duy nhất để tạo ra thu nhập cao là đầu tư thời gian và tiền bạc, sản xuất hàng hóa để tự mình buôn bán, hoặc thu được lợi nhuận từ chúng từ tiền hoa hồng hay cổ tức. Bên cạnh đầu tư vào việc kinh doanh, điều quan trọng hơn là phải đầu tư vào trí óc.
Mối liên hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc
Khi người ta kiếm được nhiều tiền hơn, họ thường so sánh bản thân với những người ở mức cao hơn, rồi dần dần nâng lên tiêu chuẩn sống đặt ra ban đầu. Đây thực sự là một điều tốt đẹp khi mọi người đều muốn vươn lên.
Quy tắc vàng cho một nền kinh tế thịnh vượng
Quy luật khan hiếm: Các hàng hóa kinh tế của nó có giá trị bởi vì nguồn cung ít hơn nguồn cầu. Sự khan hiếm đem lại giá trị cho mọi thứ.
Quy luật cung cầu: Giá của một hàng hóa hay dịch vụ tỉ lệ thuận với nguồn cung sẵn có so với nhu cầu tại thời điểm mua. Quy luật này quyết định mọi loại giá, mọi mức lợi nhuận, mọi khoản tiền lương, sự tăng trưởng, sự suy giảm, chi phí, thiệt hại, sự thành hay bại của một doanh nghiệp.
Quy luật thay thế: Một số hàng hóa và dịch vụ nhất định có thể thay thế cho nhau khi tỉ lệ cung cầu đối với chúng thay đổi. Luôn là vấn đề giữ chi phí và lợi ích.
Quy luật kết nối: Các sản phẩm và dịch vụ khác nhau được kết nối với nhau theo cách tích cực hoặc tiêu cực, và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhau.
Quy luật cận biên: Mọi quyết định kinh tế, kèm theo đó là toàn bộ giá cả và chi phí, được xác định bởi quyết định mua cuối cùng được thực hiện.
Quy luật lợi tức giảm dần: Tiền lãi, phần thưởng, hay lợi nhuận từ hoạt động kinh tế sẽ giảm dần theo thời gian.
Quy luật lợi tức tăng dần: Khả năng sinh lời của một sản phẩm hay dịch vụ hay của hoạt động nào đó có thể tăng lên khi chúng ta sản xuất hoặc cung cấp nó với số lượng nhiều hơn.
Ngày nay, kiến thức là nguồn lợi thế cạnh tranh thực sự. Khi sản xuất một sản phẩm trí tuệ, thì hoạt động sáng tạo của ta sẽ ngày càng trở nên hiệu quả hơn với mỗi đơn vị sản phẩm bổ sung. Theo đó, chi phí sản xuất sẽ ít hơn trên từng sản phẩm, lợi nhuận kiếm được trên mỗi đơn vị sản phẩm cũng từ đó tăng theo.
Quy luật về hệ quả thứ cấp: Mọi hành động đều có hệ quả sơ cấp lẫn thứ cấp. Đối với mọi thứ ta làm, sẽ có nhiều việc khác xảy ra với vai trò kết quả, và đối với nhiều thứ ta không làm, cũng sẽ sản sinh một hệ quả nào đó.
Quy luật về lựa chọn: Mọi hành động của con người đều là một lựa chọn trong nhiều phương án thay thế, và sự lựa chọn luôn dựa trên các giá trị chi phối của cá nhân tại thời điểm đó.
Nhiệm vụ của mỗi chúng ta là nhận 100% trách nhiệm trước cuộc sống tài chính của bản thân, đồng thời hiểu rằng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát nó. Đôi khi, thành tựu sẽ đến nhanh hơn ta tưởng nếu chúng ta bắt tay vào thực hiện từ nay bây giờ.
ConversionConversion EmoticonEmoticon